Theo đó, chỉ số giá sản xuất (PPI), phản ánh giá mà các nhà máy tính cho các nhà bán buôn đã rơi xuống mức âm 0,3% so với một năm trước đó. Thông tin công bố cho thấy áp lực đối với các nhà sản xuất tại Trung Quốc do thuế quan mà Mỹ đã áp đặt lên hàng nhập khẩu Trung Quốc, nhưng cũng là sự bất ổn lớn hơn trong nền kinh tế toàn cầu, mà các nhà phân tích dự đoán đang tiến gần đến suy thoái.
![]() |
Lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc, trong khi đó, vẫn duy trì ở mức cao trong tháng 7, phần lớn do chi phí thịt lợn, với cuộc khủng hoảng dịch tả lợn châu Phi đang tàn phá thị trường tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng lên 2,8%, mức cao nhất kể từ tháng 2 năm 2018 và tăng nhẹ trên con số 2,7% được báo cáo vào tháng 5 và tháng 6. Giá thịt lợn tăng 27% hàng năm. Việc tăng giá liên tục đang làm xói mòn sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc tại thời điểm lo lắng về thu nhập và triển vọng công việc. Các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh cũng đang tính chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ hơn để bù đắp tác động của nền kinh tế đang suy yếu và cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho biết cùng với giá thịt lợn tăng vọt, giá trái cây tươi tăng 39,1% trong tháng 7 so với một năm trước, trong khi giá trứng, thịt gà, thịt bò, thịt cừu và rau tươi đều tăng từ 5,2% đến 11,4%.
Nhưng giá thịt lợn tiếp tục tăng là nguyên nhân gây lo ngại nhất, với giá thịt lợn Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục vào quý IV năm 2019 do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, theo báo cáo Rabobank công bố vào cuối tháng 7. Giá của thịt lợn và lợn hơi Trung Quốc có thể phá vỡ mức cao kỷ lục trước đó vào năm 2016 vào quý IV năm nay. Thịt lợn được cho là yếu tố lớn nhất trong rổ hàng tiêu dùng được sử dụng để tính CPI. Trung Quốc tiêu thụ khoảng một nửa tổng số thịt lợn toàn cầu hàng năm, có nghĩa là giá thịt lợn tăng đột biến ảnh hưởng không đều đến người tiêu dùng.
Nguồn tin: congthuong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn