Anh ban hành lệnh phong tỏa khẩn cấp gây áp lực lên đàm phán Brexit

Thứ hai - 21/12/2020 22:56
Ngày 19/12, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã ban hành lệnh phong tỏa khẩn cấp trước làn sóng lây nhiễm Covid-19, tạo ra áp lực lớn vào phút cuối đối với các nhà đàm phán khi họ chạy đua để đạt được một thỏa thuận thương mại hậu Brexit.
 

Thông báo này đưa ra khi mọi sự tập trung đều dồn vào cuộc đàm phán trong nỗ lực kết thúc cuối cùng. Khi Thủ tướng Anh đưa ra chi tiết về các hạn chế mới đối với London và Đông Nam nước Anh vào ngày 19/12, các nhà đàm phán ở Brussels đang tiến gần hơn tới một thỏa thuận. Các cuộc đàm phán khó khăn đã không thể kết thúc vào ngày 20/12, nhưng cần thực hiện trước Giáng sinh.
 

2021-phorivoli-1604363148435


Liệu 9 tháng đàm phán giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu có dẫn đến một hiệp định thương mại hay không sẽ phụ thuộc vào việc hai bên hóa giải các bất đồng về đánh bắt cá, trở ngại lớn cuối cùng còn lại? Nhưng điều đó đang tỏ ra khó khăn: các nước châu Âu có ngành đánh bắt cá lớn đang chống lại bất kỳ nhượng bộ nào do Ủy ban châu Âu đề xuất.

Tuy nhiên, các quan chức của cả hai bên cho biết khoảng cách vẫn có thể được thu hẹp. Không đạt được thỏa thuận thương mại có nghĩa là Vương quốc Anh giao dịch với đối tác thương mại lớn nhất và gần nhất của mình theo các điều khoản do Tổ chức Thương mại thế giới đặt ra - có nghĩa là hàng triệu doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ phải đối mặt với chi phí và sự gián đoạn của thuế quan và hạn ngạch.

Đại dịch đã làm gián đoạn nghiêm trọng các cuộc đàm phán thương mại hậu Brexit kể từ khi bắt đầu vào tháng 3. Cả hai trưởng đoàn đàm phán đã bị buộc phải cách ly sau khi xuất hiện các triệu chứng sớm của Covid-19 trong quá trình này và trong nhiều tháng hai bên chỉ có thể đàm phán trực tuyến. Cả hai bên đều cần có sự dao động về lập trường để hy vọng thực hiện các bước cần thiết có thể ký kết một thỏa thuận.

Với hầu hết các vấn đề lớn khác hiện đã được giải quyết, toàn bộ thỏa thuận giờ đây có hiệu quả hay không phụ thuộc vào mức độ chuẩn bị của EU để từ bỏ sản lượng đánh bắt trong vùng biển của Vương quốc Anh. Trong khi Anh là thành viên của EU, khối đã kiểm soát quyền đánh bắt cá thông qua Chính sách thủy sản chung của mình, một hệ thống mà Thủ tướng Johnson cho rằng đã trừng phạt ngành công nghiệp nội địa của Anh.

Các nhóm từ Ủy ban châu Âu tại Brussels đã tổ chức vòng đàm phán thứ hai với các quốc gia thành viên vào ngày 19/12. Các cuộc thảo luận diễn ra căng thẳng và không đơn giản.

Sau cuộc thảo luận với các quốc gia thành viên vào ngày 18/12, Ủy ban châu Âu đã đưa ra lời đề nghị rằng khối này sẽ mất khoảng 25% trong số 650 triệu euro (800 triệu USD) cá mà họ đánh bắt hàng năm ở vùng biển Anh. Vương quốc Anh từ chối và đang thúc đẩy EU từ bỏ 60%. EU cũng đề nghị giảm thời gian theo từng giai đoạn của các thỏa thuận mới xuống còn sáu năm, sau khi ban đầu muốn 10 năm. Vương quốc Anh đã từ chối đề nghị sáu và đề xuất chỉ ba năm. Nhóm đàm phán Anh cảm thấy có ưu thế sau khi nhượng bộ gần đây ở rào cản lớn khác, sân chơi cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp.

Nhưng Michel Barnier, Trưởng đoàn đàm phán của EU, đã nói rõ vào ngày 18/12 rằng, việc tiếp cận thị trường chung sẽ có điều kiện để giữ cho các vùng biển đánh cá của Vương quốc Anh mở cửa cho các tàu thuyền từ khối này. Các cuộc đàm phán vẫn có thể đổ vỡ. Bất chấp lạc quan thận trọng đến từ phòng đàm phán, Chính phủ Vương quốc Anh nói rằng một kết quả không có thỏa thuận vẫn có nhiều khả năng hơn.

Nguồn tin: congthuong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi