Xuất khẩu dầu mỏ của Iran sang Trung Quốc, châu Âu và các nước khác sẽ giảm cuối năm nay và trong năm 2019, nếu Mỹ có thể thực hiện quyết định của Tổng thống Donald Trump về tái áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế ở mức cao nhất nhắm vào giao dịch dầu mỏ với Iran.
Ngày 12/1, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố một tài liệu cho biết, Hàn Quốc đã yêu cầu tổ chức này cho phép áp đặt các lệnh trừng phạt thương mại hàng năm đánh vào Mỹ với giá trị ước tính ít nhất là 711 triệu USD.
Số liệu của hải quan Trung Quốc cho thấy nước này đã ngừng xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ sang Triều Tiên trong tháng 11, rõ ràng vượt quá các biện pháp trừng phạt được Liên hợp quốc áp đặt hồi đầu năm nay trong một nỗ lực hạn chế xuất khẩu dầu mỏ sang nước bị cô lập này.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ liệt Iran, Syria và Sudan là 3 nước bảo trợ khủng bố trong năm thứ 2 liên tiếp. Theo đó, 3 nước này sẽ bị áp đặt các quy định nghiêm ngặt về hoạt động tài trợ nước ngoài của Mỹ, cấm hoạt động mua bán và xuất khẩu liên quan đến quốc phòng cũng như các biện pháp trừng phạt về tài chính.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã ký quyết định gia hạn lệnh cấm nhập khẩu một số loại sản phẩm nông nghiệp, nguyên liệu và thực phẩm từ những nước áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga.
Việt Nam phản đối mọi lệnh bao vây cấm vận đơn phương của quốc gia này áp đặt lên quốc gia khác, đồng thời yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ chính sách bao vây cấm vận chống Cuba từ hơn 5 thập kỷ qua.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) ngày 28/2 đã bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết áp đặt lệnh cấm vận nhằm vào các thực thể và cá nhân ở Syria có liên quan đến cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học.
Thủ tướng cho rằng cần đề cao thượng tôn pháp luật, tuân thủ luật pháp quốc tế, tăng cường xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử trong quan hệ giữa các quốc gia cũng như khi tiến hành các hoạt động ở khu vực, tránh mọi hành vi đơn phương, áp đặt, đe dọa hoặc sử dụng sức mạnh.