Thành phần chính trong vaccine DPT-VGB-Hib ((SII) là sự phối hợp từ nhiều nguồn, bao gồm giải độc tố của vi khuẩn bạch hầu và uốn ván, thành phần bất hoạt của vi khuẩn ho gà, kháng nguyên của virus gây bệnh viêm gan B và kháng nguyên từ vi khuẩn Hib.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Southampton (Anh) đã phát triển một dụng cụ mới hỗ trợ chẩn đoán nhanh nhóm vi khuẩn gây nhiễm trùng, qua đó rút ngắn thời gian tìm ra cách thức điều trị cho bệnh nhân.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hà Nội xác nhận, hai anh em ruột (5 tuổi và 1,5 tuổi) ở Sóc Sơn bị nhiễm vi khuẩn Whitmore và tử vong. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ bằng chứng để khẳng định bệnh này lây từ người sang người.
Trong thời gian tới, Chương trình chống lao Quốc gia sẽ tiếp tục duy trì triển khai các hoạt động như phát hiện chủ động lao đa kháng thuốc, lao tiềm ẩn, lao trẻ em, lao/HIV… để tiến tới mục tiêu điều trị khỏi cho bệnh nhân lao phổi có bằng chứng vi khuẩn học mới và tái phát đạt 90%.
ComBE Five là vaccine phối hợp 5 trong 1, phòng được 5 bệnh gồm: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib - những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà trẻ nhỏ dễ mắc.
Trong tháng 6 và tháng 7 tới, Chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ tiến hành thay thế tiêm vaccine 5 trong 1 (phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và các bệnh do vi khuẩn Hib gây ra) Quinvaxem sang vaccine ComBE Five tại 7 tỉnh, thành. Vaccine ComBE Five cũng là vaccine 5 trong 1, phòng các bệnh như vaccine Quinvaxem.
Các siêu thị ở Nam Phi bắt đầu thu hồi sản phẩm thịt do hãng Enterprise sản xuất vì đây là nguồn gốc phát tán vi khuẩn Listeria khiến nhiều người thiệt mạng.
Vũ Thị Mai Anh, sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đã phân lập và tuyển chọn vi khuẩn có khả năng chuyển hóa mỡ cá basa thành Polyhydroxyalkanoates, một loại nhựa sinh học.
Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) khiến cho nhiều dịch bệnh bùng phát, nhiều vi khuẩn đa kháng đã xuất hiện, làm tăng tỷ lệ tử vong, di chứng, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị.
50% dân số thế giới bị nhiễm vi khuẩn HP. Trong số đó chỉ có một số người sẽ tiến triển thành bệnh loét dạ dày, tá tràng và chỉ rất ít trường hợp tiến triển thành ung thư dạ dày.
Theo các chuyên gia y tế, người bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ mắc ung thư dạ dày, đại tràng… cao hơn những người khác. Tuy nhiên, việc bị nhiễm vi khuẩn HP hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu sử dụng kháng sinh hợp lý theo chỉ định của bác sĩ.
Ngày 29/8, các nhà khoa học Brazil đã bắt đầu tiến hành đợt một thả ra môi trường hàng triệu con muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia có tác dụng ngăn ngừa muỗi truyền virus sốt xuất huyết sang người.