Sáng mai (4/1): Khai mạc kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa XV

Sáng mai (4/1): Khai mạc kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa XV

 03:47 05/01/2022

Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội khóa XV sẽ được khai mạc chính thức vào sáng mai (4/1). Kỳ họp được tổ chức nhằm có những quyết sách kịp thời về tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết những vướng mắc pháp lý cho đầu tư phát triển…
Sáng mai (4/1): Khai mạc kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa XV

Sáng mai (4/1): Khai mạc kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa XV

 03:28 04/01/2022

Kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội khóa XV sẽ được khai mạc chính thức vào sáng mai (4/1). Kỳ họp được tổ chức nhằm có những quyết sách kịp thời về tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết những vướng mắc pháp lý cho đầu tư phát triển…
12

Chủ tịch Quốc hội chủ trì buổi làm việc về chính sách tài khoá và tiền tệ

 00:05 19/10/2021

- Ngày 15/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì buổi làm việc với các cơ quan về các vấn đề trong điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ trong thời gian tới nhằm phục hồi, phát triển nền kinh tế.
8

Nhật Bản: Sách Trắng nêu bật ba vấn đề cần giải quyết để vực dậy nền kinh tế

 01:13 27/09/2021

Ngày 24/9, Chính phủ Nhật Bản đã công bố Sách Trắng về kinh tế và tài chính tài khóa 2021.
16

Thị trường chứng khoán kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh

 00:31 24/05/2021

Năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục vận động trong xu hướng tăng chủ đạo khi các động lực tăng trưởng cho nền kinh tế này tiếp tục phát đi tín hiệu đúng định hướng, chính sách tiền tệ và tài khóa tiếp tục theo hướng hỗ trợ tăng trưởng. Bên cạnh đó, dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân, dòng vốn ETF cũng sẽ thúc đẩy thị trường phát triển. Sự xuất hiện của lớp nhà đầu tư mới (F0) với sự tăng trưởng vượt bậc cả về chỉ số lẫn quy mô vừa là cơ hội, vừa là thách thức với nhiều công ty chứng khoán.
34

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ hài hòa với chính sách tài khóa phục hồi kinh tế

 01:04 23/09/2020

9 tháng đầu năm 2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) một cách chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) thông suốt, tín dụng tăng 4,81% so với cuối năm 2019.
Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ
Tại buổi họp báo công bố “Kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 9 tháng đầu năm 2020, định hướng những tháng cuối năm 2020” tổ chức sáng ngày 22/9/2020, ông Phạm Chí Quang - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) – cho biết, trong 9 tháng năm 2020, NHNN đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT để ổn định thị trường. Thanh khoản của hệ thống TCTD thông suốt. Đến ngày 15/9/2020, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 7,58% so với cuối năm 2019.

tiep tuc dieu hanh chinh sach tien te hai hoa voi chinh sach tai khoa phuc hoi kinh te
Trong khi đó, với lãi suất cho vay, trong bối cảnh dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp, NHNN đã liên tiếp điều chỉnh giảm 02 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1-1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản cho TCTD, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN; giảm 0,6-0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, hiện ở mức 5,0%/năm, để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân.

Về điều hành tỷ giá, từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù một số giai đoạn chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và biến động trên thị trường quốc tế, thị trường ngoại tệ duy trì ổn định, tỷ giá USD/VND diễn biến linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ. Thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời; NHNN tiếp tục mua ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Liên quan đến hoạt động tín dụng, ông Nguyễn Tuấn Anh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) – thông tin: Bám sát diễn biến dịch Covid-19, NHNN kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đảm bảo chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng khôi phục nhanh chóng sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, NHNN luôn coi trọng cải cách hành chính đảm bảo nguyên tắc trung tâm là tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm (thời gian, chi phí) cho người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn tín dụng, dịch vụ ngân hàng.

Mặc dù nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống TCTD dồi dào, sẵn sàng cung cấp đủ, kịp thời tín dụng cho nền kinh tế, nhưng do cầu tín dụng còn rất yếu trước tác động của dịch Covid-19 nên tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ 2019, đến ngày 16/9/2020, tín dụng tăng 4,81% so với cuối năm 2019.

Đối với tình hình nợ xấu, ông Trần Đăng Phi - Phó chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng (NHNN) - cho biết: Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tiếp tục được duy trì ở mức dưới 2%. Bên cạnh đó, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2020, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được khoảng 1.113,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó 7 tháng đầu năm 2020, tổng nợ xấu được xử lý là khoảng 63,7 nghìn tỷ đồng.

Đặc biệt, từ khi Nghị quyết 42 ra đời đã hỗ trợ TCTD xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao hơn, tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/5/2020 đạt trung bình khoảng 7,15 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 3,63 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tháng từ năm 2012 - 2017 của hệ thống các TCTD trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (trung bình khoảng 3,52 nghìn tỷ đồng/tháng) không bao gồm nợ xấu xử lý bằng sử dụng dự phòng rủi ro và xử lý bằng hình thức bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt.

Bên cạnh đó, NHNN là một trong những bộ, ngành sớm vào cuộc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khi sớm ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ khách hàng vay vốn, ban hành Thông tư 05/2020/TT- NHNN ngày 07/5/2020 tái cấp vốn Ngân hàng Chính sách xã hội cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc. Đồng thời, chỉ đạo TCTD đơn giản thủ tục, điều kiện cho vay, tiết giảm tối đa chi phí… để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay; đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế.

tiep tuc dieu hanh chinh sach tien te hai hoa voi chinh sach tai khoa phuc hoi kinh te
Bà Nguyễn Thị Hồng – Phó Thống đốc NHNN - phát biểu tại buổi họp báo
Điều chỉnh chính sách hỗ trợ hạ lãi suất cho vay
Trên cơ sở mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước, 3 tháng cuối năm 2020, NHNN sẽ tiếp tục điều hành CSTT chủ động, linh hoạt phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát; duy trì ổn định vĩ mô, thị trường, hỗ trợ phục hồi nhanh kinh tế. Theo đó, điều hành nghiệp vụ thị trường mở, điều tiết thanh khoản của TCTD hợp lý để ổn định thị trường

Bên cạnh đó, điều hành công cụ tái cấp vốn linh hoạt, phù hợp với diễn biến vĩ mô, tiền tệ, nhu cầu vốn của TCTD và chủ trương của Chính phủ hỗ trợ nền kinh tế trước tác động của dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, sẽ điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; đảm bảo ổn định thị trường, tỷ giá, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và củng cố Dự trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi.

Bà Nguyễn Thị Hồng – Phó Thống đốc NHNN – cho biết, NHNN rất muốn giảm lãi suất cho vay, nên trong điều hành luôn điều tiết thanh khoản, tạo thuận lợi cho TCTD có nguồn để cung cấp tín dụng, hạn chế phải tăng lãi suất huy động trên thị trường lấy vốn cho vay.

Trường hợp cần thiết tái cấp vốn với lãi suất hợp lý, chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí để làm sao có nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho vay với lãi suất ưu đãi với doanh nghiệp và người dân.

“Về điều hành lãi suất, ngân hàng trung ương các nước trên thế giới trong thời gian đại dịch Covid-19 có 185 lượt giảm lãi suất. Đối với NHNN, tổng kết có 4 lượt giảm lãi suất điều hành từ cuối năm 2019 đến nay. Chúng tôi sẽ theo dõi sát sức khoẻ có hệ thống và mức độ thanh khoản ở thời điểm khác nhau để quyết định điều chỉnh lãi suất”- bà Nguyễn Thị Hồng khẳng định.

Ngoài ra, NHNN sẽ chỉ đạo TCTD tiếp tục triệt để tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay tiếp sức cho nền kinh tế, đơn giản hóa quy trình thủ tục nội bộ, tạo điều kiện cho khách hàng vay mới nhưng không hạ chuẩn cho vay, đảm bảo chất lượng, an toàn tín dụng, duy trì hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách cấp tín dụng nhằm hỗ trợ các đối tượng chịu tác động của dịch Covid-19 và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tín dụng tiêu dùng và cho vay bằng ngoại tệ...

“Từ nay đến cuối năm, nếu các ngân hàng có đề nghị điều chỉnh tăng trưởng tín dụng, NHNN sẽ xem xét cho phép nới tỷ lệ tăng trưởng tùy từng ngân hàng nhưng mở rộng tín dụng phải đi đôi với đảm bảo an toàn, hiệu quả”- bà Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.
2

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh điện đàm với Bộ trưởng Bộ Chính sách Kinh tế và Tài khóa Nhật Bản Nishimura Yasutoshi về thúc đẩy hệ thống thương mại đa biên và hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định CPTPP

 23:10 02/07/2020

Ngày 01 tháng 7 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có buổi điện đàm với Bộ trưởng Bộ Chính sách Kinh tế và Tài khóa Nhật Bản Nishimura Yasutoshi để thảo luận về việc thúc đẩy hợp tác trao đổi thương mại song phương, tầm quan trọng của hệ thống thương mại biên cũng như vai trò của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong quá trình phục hồi phát triển kinh tế sau dịch COVID-19 trong khu vực và trên thế giới. Hai Bộ trưởng cũng dành thời gian để thảo luận về việc chuẩn bị cho phiên họp trực tuyến cấp Bộ trưởng của Hội đồng CPTPP dự kiến diễn ra vào tháng 8 năm 2020 do Mê-hi-cô chủ trì.
3

Thủ tướng: Kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%

 23:40 01/07/2020

 Kiểm soát lạm phát nhưng không thắt chặt chính sách tài khóa, tiền tệ. Chính sách kiểm soát giá phải góp phần ổn định, thúc đẩy phát triển kinh doanh, kích thích tăng trưởng.
14

Dự báo kinh tế khu vực Đông Nam Á sẽ khởi sắc vào năm 2021

 23:56 11/06/2020

Báo cáo mới nhất từ Viện kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) đưa ra nhận định, hầu hết các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á đều rơi vào khủng hoảng trong nửa đầu năm 2020 bởi những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, báo cáo cũng dự đoán rằng, tăng trưởng kinh tế sẽ có dấu hiệu khởi sắc trở lại ở mức trung bình 8% trong năm 2021, do các gói kích thích tài khóa và nới lỏng tiền tệ từ chính phủ.    
47

Bộ Tài chính xây dựng 19 thông tư miễn, giảm phí, lệ phí

 23:20 10/05/2020

 Bộ Tài chính đang có nhiều giải pháp, đề xuất về chính sách tài khóa, thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế ứng phó với dịch COVID-19.
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tối đa

Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tối đa

 04:09 21/11/2019

Từ đầu năm 2019 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; thanh khoản của tổ chức tín dụng được đảm bảo và có dư thừa, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, thông suốt.
Nhật Bản hạ dự báo tăng trưởng kinh tế

Nhật Bản hạ dự báo tăng trưởng kinh tế

 00:58 31/07/2019

 Chính phủ Nhật Bản ngày 29/7 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong tài khóa 2019, do xuất khẩu yếu vì nhu cầu sụt giảm từ Trung Quốc.
34

Quyết tâm điều hành giá theo đúng mục tiêu đã đề ra từ đầu năm

 04:26 08/07/2019

 Từ nay đến cuối năm 2019, trên cơ sở đánh giá, dự báo xu hướng giá cả thế giới và trong nước cũng như yêu cầu đối với việc điều chỉnh giá các dịch vụ công theo lộ trình thị trường kết hợp với các yếu tố điều hành vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, Ban Chỉ đạo điều hành giá quyết tâm thực hiện điều hành giá theo đúng mục tiêu đã đề ra từ đầu năm, kiểm soát lạm phát bình quân trong mức từ 3,3 – 3,9%, kiểm soát lạm phát cơ bản trong khoảng 1,8%.
30

Thương vụ M&A tại Nhật Bản của doanh nghiệp Trung Quốc tăng kỷ lục

 00:34 07/05/2019

Thống kê của RECOF, doanh nghiệp Trung Quốc (tính cả Hong Kong) đã thực hiện 59 thương vụ M&A trong tài khóa 2018, tăng 22% so với cùng kỳ tài khóa trước.
Starbucks sẽ mở thêm nhiều cửa hàng tại châu Á

Starbucks sẽ mở thêm nhiều cửa hàng tại châu Á

 03:49 06/11/2018

Doanh số bán hàng tại Mỹ tăng giúp Starbucks Corp kết thúc tài khóa 2018 với kết quả kinh doanh khởi sắc.
49

Tận dụng tối đa vốn vay ưu đãi còn lại của ADB trong năm tài khóa 2018

 04:31 17/09/2018

 Sáng 17/9, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì cuộc họp để rà soát, thúc đẩy 7 dự án sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong năm tài khóa 2018.
24

Nhật Bản bước vào tài khóa mới với xu hướng tăng giá của thực phẩm

 04:09 03/04/2018

Nhật Bản bước vào ngày làm việc đầu tiên của tài khóa 2018 là ngày 2/4, với việc một số nhà sản xuất đồ uống và thực phẩm tăng giá do chi phí nhân công và nguyên liệu thô tăng.
41

WB dự báo tăng trưởng kinh tế Ấn Độ

 23:10 14/03/2018

 Ngân hàng thế giới (WB) nhận định Ấn Độ sẽ tăng trưởng 7,3% trong tài khóa 2018-2019.
18

Hàn Quốc dự chi ngân sách năm sau

 02:03 07/12/2017

Theo đài KBS, dự thảo ngân sách năm tài khóa 2018 có quy mô 428.800 tỷ won (394,12 tỷ USD) cuối cùng đã được Quốc hội Hàn Quốc thông qua trong phiên họp toàn thể vào sáng sớm hôm nay, 6/12, quá 4 ngày so với thời hạn pháp luật quy định.
41

Được cấp ngân sách, Chính phủ Mỹ thoát 'nỗi ám ảnh' bị đóng cửa

 01:33 04/05/2017

Ngày 30/4, các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa đã đạt được thỏa thuận phân bổ gói ngân sách trị giá hơn 1.000 tỷ USD giúp Chính phủ Mỹ duy trì hoạt động tới hết ngày 30/9, thời điểm tài khóa 2017 kết thúc.

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi