17

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tiếp xúc cử tri Long An

 23:36 26/06/2017

 Ngày 26/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Long An đã có buổi tiếp xúc với cử tri thị xã Kiến Tường.
14

Bán hàng đa cấp không giấy phép sẽ bị phạt tối đa 5 năm tù

 23:32 26/06/2017

Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015, có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, các cơ quan tố tụng đã có cơ sở để xử lý sớm việc sử dụng phương thức kinh doanh đa cấp để huy động vốn trái phép.
20

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Campuchia hội đàm

 00:29 26/06/2017

Chiều 23/6, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdec Heng Samrin.
16

Tổng Bí thư tiếp Chủ tịch Quốc hội Campuchia

 00:15 26/06/2017

Chiều 25/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia Samdech Heng Samrin dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội và Hội đồng Dân tộc Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.
9

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội

 23:18 25/06/2017

Ngày 23/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội đoàn thành phố Hà Nội đã tiếp xúc đông đảo cử tri các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.
28

Anh: Nữ hoàng đọc diễn văn khai mạc Quốc hội khóa mới

 23:55 22/06/2017

Ngày 21/6, Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị đã đọc diễn văn khai mạc Quốc hội khóa mới của nước Anh. Bài diễn văn gửi gắm những hy vọng và cam kết của Chính phủ Thủ tướng Theresa May trong thời gian điều hành sắp tới.
21

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Thượng viện Haiti

 03:35 22/06/2017

 Sáng 20/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Haiti Youri Latortue đang thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
20

Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Haiti

 03:33 22/06/2017

 Chiều 20/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Haiti do ông Youri Latortue, Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Haiti dẫn đầu đang thăm chính thức Việt Nam.
12

Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

 03:23 22/06/2017

 Sáng 21/6, Quốc hội họp phiên toàn thể cuối cùng của kỳ họp thứ 3, Khoá XIV. Với 93,69% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
11

Quốc hội đánh giá cao sự tích cực, năng động của Chính phủ

 00:52 22/06/2017

Phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khoá XIV, sáng 21/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao sự tích cực, năng động của Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành thời gian qua với những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.
10

Quốc hội ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3

 00:46 22/06/2017

 Sáng 21/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3 với 93,28% đại biểu tán thành.
9

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV diễn ra thành công tốt đẹp

 00:45 22/06/2017

 Tại kỳ họp này, Quốc hội đã hoàn thành chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng về công tác lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao.
8

Bế mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV

 00:43 22/06/2017

Sau gần một tháng làm việc với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm, sáng 21/6, tại Hội trường Diên Hồng, Quốc hội khóa XIV đã tiến hành bế mạc Kỳ họp thứ 3 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
24

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi)

 23:52 20/06/2017

Các đại biểu cơ bản đồng tình với nội dung của dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) và cho rằng, trong tình hình khai thác thủy sản có nguy cơ tận diệt như hiện nay thì dự thảo Luật là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, khai thác thủy sản.

Dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, khai thác thủy sản. Ảnh minh họa Sáng 20/6, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi).
Theo Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Luật Thủy sản được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004.

Sau 13 năm thực hiện, Luật Thủy sản năm 2003 đã góp phần tạo hành lang pháp lý tương đối thuận lợi cho các hoạt động thủy sản, nâng cao nhận thức của ngư dân trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về thủy sản, góp phần khai thác tiềm năng của nước ta trong hoạt động thủy sản và góp phần đưa ngành này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp lớn trong giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, để phát triển ngành thủy sản theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) và tình hình thực tiễn, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Về tên gọi của Luật, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhất trí tên gọi là Luật Thuỷ sản (sửa đổi) như đề nghị của Chính phủ vì phù hợp với phạm vi điều chỉnh và nội hàm của dự án Luật.

Về đối tượng áp dụng, Ủy ban đề nghị ban soạn thảo tiếp tục xem xét, nghiên cứu để bổ sung nội dung về khai thác ngoài vùng biển Việt Nam cho phù hợp. Tuy trong dự thảo Luật đã có riêng Mục 3, Chương IV quy định về nội dung này, nhưng cần được chi tiết hơn. Các quy định cần được xem xét kỹ lưỡng, bảo đảm tính thống nhất và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, cũng như các thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương với các nước liên quan.

Dự thảo Luật có 8 chương 100 điều, về cơ bản giữ nguyên tên chương của Luật Thủy sản năm 2003, nhưng có giảm 2 chương và tăng 38 điều. Bố cục của dự thảo Luật là khá rõ ràng. Tuy nhiên, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị ban soạn thảo cần xem xét để thể hiện có 1 chương riêng về quản lý Nhà nước trong hoạt động thủy sản trên cơ sở tách Điều 7 và quy định rõ hơn về chức năng, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan.

Tại phiên họp, các đại biểu cơ bản đồng tình với nội dung của dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) và cho rằng, trong tình hình khai thác thủy sản có nguy cơ tận diệt như hiện nay thì dự thảo Luật là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, khai thác thủy sản. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thủy sản, đẩy mạnh phát triển thủy sản thành ngành kinh tế theo chuỗi giá trị.



Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) bày tỏ không đồng tình với việc thành lập kiểm ngư ở cấp tỉnh
Nhiều tranh luận về việc lập lực lượng kiểm ngư cấp tỉnh

Trong buổi thảo luận sáng nay, một trong những nội dung được các đại biểu tập trung cho ý kiến về dự thảo Luật này là chế định về lực lượng kiểm ngư.

Đồng tình về việc cần thiết thành lập lực lượng kiểm ngư ở cấp tỉnh, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) phân tích, Chiến lược biển Việt Nam xác định, mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Muốn phát triển kinh tế biển thì biển phải mạnh. Do đó, việc khai thác tiềm năng biển, trong đó có nuôi trồng, khai thác thủy sản phải gắn với an ninh quốc phòng, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia trên biển.

Đại biểu Thủy chỉ rõ, thời gian qua, lực lượng kiểm ngư trên biển khá thưa thớt, trong khi lực lượng thanh tra chuyên ngành hoạt động chưa hiệu quả vì thiếu kinh phí, giới hạn về quyền hạn, phương tiện hoạt động còn cũ kỹ, lạc hậu…

Nếu có lực lượng kiểm ngư thường xuyên nâng cao kiểm soát sẽ góp phần nâng cao cảnh giác và cùng với các lực lượng chấp pháp khác cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ ngư dân phòng tránh bão, bảo vệ an an ninh trên biển.

Trên cơ sở đó, bà Thủy cho rằng, cần thành lập kiểm ngư ở các tỉnh có biển và một số tỉnh biên giới có sông lớn chảy qua, có nguồn lợi thuỷ sản phong phú để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản kết hợp với bảo vệ an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng thành lập ồ ạt các chi cục kiểm ngư cấp tỉnh đầu tư mua sắm trang thiết bị nhưng không đủ năng lực, không đủ kinh phí, gây lãng phí, bà Thủy đề nghị Chính phủ phân cấp cho UBND cấp tỉnh chỉ thành lập kiểm ngư cấp tỉnh theo phương án không tăng biên chế theo Nghị quyết 39; thành lập theo lộ trình, chỉ thành lập khi đã đủ điều kiện và thực sự cần thiết. Đồng thời, đã thành lập thì địa phương phải bảo đảm điều kiện cho lực lượng kiểm ngư hoạt động.

Ở góc nhìn khác, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) ủng hộ việc quy định lực lượng kiểm ngư Trung ương và quy định kiểm ngư tại 28 tỉnh ven biển.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Phúc, một trong những vấn đề mà cử tri rất bức xúc đó là việc sử dụng ngư cụ để khai thác thủy sản mang tính tận diệt đang ngày càng gia tăng, do vậy, cần thiết có lực lượng thực thi pháp luật đủ mạnh như kiểm ngư để bảo vệ nguồn lơi thủy sản một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, để bảo đảm được sự thống nhất trong quản lý, huy động lực lượng tham gia chủ quyền, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ ngư dân trên biển được thực hiện đồng bộ, kịp thời và hiệu quả, thì lực lượng kiểm ngư này sẽ được chuyển đổi từ lực lượng thanh tra chuyên ngành về thủy sản.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) lại bày tỏ không đồng tình với việc thành lập kiểm ngư ở cấp tỉnh. Theo ông Cương, khái niệm “kiểm ngư” trong dự thảo Luật không rõ, không có sự kế thừa quy định của Nghị định số 102/2012/NĐ-CP ngày 29/11/2012 về tổ chức và hoạt động của kiểm ngư. Lực lượng kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, thậm chí được giao một số hoạt động liên quan đến tố tụng ban đầu và thực hiện thanh tra chuyên ngành trên vùng biển về thủy sản.

Điều mà ông Cương băn khoăn là nếu thành lập lượng kiểm ngư ở cấp tỉnh sẽ có thể làm tăng biên chế. Bởi lẽ, trước đây, chúng ta có cơ quan kiểm ngư Trung ương và cấp vùng. Sau khi có Nghị định 102, một số tỉnh đã thành lập lực lượng này.

“Trong tình hình chủ trương về tinh giản biên chế đang được đặt ra như hiện nay thì không nên để Luật Thủy sản (sửa đổi) hợp lý hóa lực lượng này”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nhấn mạnh.
9

Quốc hội đánh giá cao sự phối hợp của Bộ Thông tin và Truyền thông

 22:59 20/06/2017

Chiều 20/6, thay mặt Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đại diện Văn phòng Quốc hội đã đến chúc mừng và tặng hoa Bộ Thông tin và Truyền thông nhân dịp 21/6.
62

Nhật Bản có luật chống khủng bố

 04:06 20/06/2017

Dự luật chống khủng bố của Nhật Bản trở thành luật sau khi được Quốc hội nước này thông qua ngày 15/6.
52

Bỏ biên chế giáo viên nên hiểu là thay thế phương thức quản lý

 03:49 20/06/2017

Hoan nghênh chủ trương thí điểm chuyển viên chức giảng viên, giáo viên sang chế độ hợp đồng, ông Trịnh Ngọc Thạch, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đồng thời cho rằng, đây là chủ trương rất hay, phù hợp với lộ trình phát triển giáo dục.
31

Quốc hội thông qua Luật Trợ giúp pháp lý

 00:24 20/06/2017

Với 93,28% đại biểu tán thành, sáng 20/6, Quốc hội đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý.
30

Quy định cụ thể hơn về trách nhiệm, thẩm quyền ban hành quyết định hành chính

 00:21 20/06/2017

 Sáng 20/6, Viện Nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Pháp luật về ban hành quyết định hành chính ở nước ta hiện nay, thực trạng và hướng hoàn thiện”.
29

Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng

 00:20 20/06/2017

Cổng TTĐT Thanh tra Chính phủ cho biết, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu vừa có văn bản báo cáo Quốc hội về 3 vụ khiếu nại, tố cáo mà ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng giơ biển tranh luận cho rằng, liên quan đến trách nhiệm của Tổng Thanh tra Chính phủ.

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi