Hơn 30 năm quân ngũ, tôi đã 3 lần nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quân. Nhưng lần vinh dự nhất là vào cuối tháng 6 năm 2010, tôi cùng đoàn đại biểu của Quân khu 2 về dự Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ VIII tại Hà Nội và được nghe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ấy trên cương vị Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Đại hội. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi ấy, Tổng Bí thư mong muốn và gửi gắm đến từng đại biểu hiểu sâu sắc hơn nữa bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” để vận dụng trong thực tiễn, để cống hiến nhiều hơn nữa trên từng cương vị công tác.
Trong cuộc chiến chống “giặc COVID-19” tại TP. Đà Nẵng, cùng với các lượng lượng chủ chốt như y tế, quân đội, công an…, còn có bóng dáng của những người cựu chiến binh (CCB). Dù không còn sức trẻ như thời trong quân ngũ nhưng họ vẫn luôn phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, cùng địa phương tham gia phòng chống dịch COVID-19.
Ông Vũ Văn Đỉnh (Bà Rịa - Vũng Tàu) có 3 năm 8 tháng trong quân ngũ, 4 năm là sinh viên đại học, 3 năm làm cán bộ công nhân viên. Năm 1989, ông nghỉ việc do tinh giản biên chế, được trợ cấp một lần cho số năm công tác nêu trên (10 năm 8 tháng).
Trên địa bàn Quân khu 5 (từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận và các tỉnh Tây Nguyên), 100% thanh niên đã nhận lệnh nhập ngũ đã sẵn sàng lên đường, ra sức học tập, rèn luyện, hòa nhập vào môi trường quân ngũ, với quyết tâm làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc.
Ông Nguyễn Bùi Năm (Hải Phòng) sinh năm 1967, làm công nhân tại Công ty xi măng Vicem Hải Phòng, vận chuyển xi măng bằng xe cầy. Ông Năm đóng BHXH được 26 năm (3 năm trong quân ngũ và 23 năm tại nhà máy). Ông Năm hỏi, ông đã đủ điều kiện để giám định sức khỏe nghỉ hưu chưa? Trường hợp mất sức lao động 61% có được nghỉ hưu sớm không?
Đi qua lửa đạn chiến tranh, được tôi luyện trong quân ngũ, các cựu chiến binh (CCB) trở về tiếp tục là lực lượng nòng cốt trong phong trào bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố đáng sống.
Rời quân ngũ, mang trong mình thứ chất độc da cam quái ác với tỷ lệ thương tật 62%, người lính Cụ Hồ Đồng Thanh Tòng, trú tại Tổ dân phố 8, thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum lại tiên phong trên "mặt trận" chống đói nghèo với sự năng động, sáng tạo trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Bà Trần Thị Liên Minh (TP. HCM) sinh năm 1953, đi bộ đội tháng 7/1971, có 3 năm trong quân ngũ. Khi xuất ngũ, bà Minh có giấy tờ, lý lịch quân nhân, nhưng do làm mất giấy tờ nên bà chưa có Huân, Huy chương. Sau đó, bà đi học sư phạm và dạy học tại TP.HCM. Bà Minh hỏi, bà có được cấp thẻ BHYT không? Nếu được thì cần giấy tờ gì?
Ông Vũ Xuân Lương (TP. Hồ Chí Minh) tham gia quân ngũ từ năm 1966 đến năm 1975, sau đó chuyển sang làm công an quận. Ông nghỉ việc từ năm 1984 đến nay, không có chế độ hưu. Ông đã được tặng Huân chương kháng chiến chống Mỹ; Huân chương quân giải phóng hạng 1, 2, 3.
Ông Đức Linh (Đồng Nai) có thời gian trong quân ngũ từ tháng 3/1993 - 2/1996 (đã đượcgiải quyết trợ cấp xuất ngũ). Từ 16/5/1996 đến nay, ông làm việc và đóng BHXH tại 1 công ty nước ngoài tại TP. Biên Hòa và đóng BHXH. Vậy, thời gian trong quân ngũ của ông có được tính đóng BHXH không và nếu có thì được tính như thế nào?