32

Các chủng virus cúm gia cầm có thể vào nước ta bất cứ lúc nào

 00:33 07/09/2017

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), mặc dù các chủng virus cúm gia cầm như A/H7N9, A/H5N2, A/H5N8 chưa có ở Việt Nam, nhưng luôn có nguy cơ xâm nhập vào nước ta thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
81

Tình trạng thiếu nước ngày càng nghiêm trọng

 01:37 31/08/2017

Tại Hội nghị "Tuần lễ Nước thế giới" (từ 27/8-1/9) được tổ chức ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển với sự tham dự của hơn 3.000 chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới, nhiều ý kiến đã gióng hồi chuông cảnh báo về nguy cơ nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm.
69

Tro xỉ nhiệt điện than và bài toán xử lý môi trường

 01:25 31/08/2017

Hàng loạt dự án nhiệt điện than vừa được cấp phép, hàng loạt những lời cảnh tỉnh về ô nhiễm môi trường được đưa ra, Bộ Công Thương đưa ra danh sách “đen” những nhà máy nhiệt điện có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường… thế nhưng giải pháp nào khi chúng ta vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng này?
58

Trung Quốc rốt ráo cải cách doanh nghiệp quốc doanh

 01:12 29/08/2017

Giữa tháng 8, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng "núi nợ" của Trung Quốc đang trong tình trạng nguy hiểm, làm gia tăng nguy cơ đối với đà tăng trưởng kinh tế của nước này. Theo IMF, Bắc Kinh cần đẩy nhanh các chương trình cải cách.
27

Cứu sản phụ mắc bệnh hiếm gặp

 00:12 29/08/2017

Một sản phụ có nguy cơ tắc mạch sau quá trình mổ lấy thai vừa được các bác sĩ bệnh viện (BV) Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí can thiệp thành công. Đây là một trường hợp hiếm gặp trong sản khoa.
13

Thông báo về khả năng gây mất an toàn cho người tiêu dùng của một số sản phẩm Canon

 03:54 16/08/2017

Ngày 26 tháng 7 năm 2017, Cục Quản lý cạnh tranh (Cục QLCT), Bộ Công Thương đã nhận được thông báo của Công ty TNHH Canon Marketing Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công ty) về việc phát hiện sản phẩm Canon nhập khẩu nguồn điện 110V từ thị trường khác về Việt Nam có nguy cơ gây mất an toàn cho người tiêu dùng.
Philippines tăng cường an ninh cho các hội nghị ASEAN

Philippines tăng cường an ninh cho các hội nghị ASEAN

 01:15 07/08/2017

 Ngay trước thềm các hội nghị quan trọng của ASEAN, nước chủ nhà Philippines đã tăng cường an ninh nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng bố, bảo đảm an ninh, an toàn cho các đại biểu. 
33

Thuỷ điện Hoà Bình đóng cửa xả lũ

 03:50 27/07/2017

Do tình hình mưa lũ ở khu vực phía bắc không còn đe dọa tới nguy cơ an toàn hồ đập, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai yêu cầu đóng toàn bộ cửa xả lũ thủy điện Hòa Bình từ 12h trưa 27/7.
42

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ

 00:34 18/07/2017

Sáng nay, 18/7, mực nước sông Thao tại Yên Bái đạt đỉnh; vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
49

Bắc Bộ tiếp tục có mưa trên diện rộng

 01:38 11/07/2017

Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao nên từ chiều tối và đêm nay (10/7), Bắc Bộ tiếp tục có mưa lớn trên diện rộng, nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi phía bắc.
32

Bộ TT&TT cảnh báo, hướng dẫn cách xử lý mã độc Petya

 23:48 28/06/2017

Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) vừa có công văn cảnh báo, hướng dẫn gửi các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở TT&TT các tỉnh, thành phố; các tổ chức, doanh nghiếp,... thực hiện biện pháp để giảm thiểu nguy cơ từ biến thể mới của mã độc tống tiền Ransomware (mã độc Petya).
66

Nhiều nước tăng cường giải pháp chống khủng bố

 01:36 26/06/2017

 Nhằm ngăn ngừa nguy cơ tấn công khủng bố có thể diễn biến phức tạp, hiện nhiều nước tiếp tục tăng cường các biện pháp ứng phó.
24

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi)

 23:52 20/06/2017

Các đại biểu cơ bản đồng tình với nội dung của dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) và cho rằng, trong tình hình khai thác thủy sản có nguy cơ tận diệt như hiện nay thì dự thảo Luật là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, khai thác thủy sản.

Dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, khai thác thủy sản. Ảnh minh họa Sáng 20/6, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi).
Theo Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Luật Thủy sản được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004.

Sau 13 năm thực hiện, Luật Thủy sản năm 2003 đã góp phần tạo hành lang pháp lý tương đối thuận lợi cho các hoạt động thủy sản, nâng cao nhận thức của ngư dân trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về thủy sản, góp phần khai thác tiềm năng của nước ta trong hoạt động thủy sản và góp phần đưa ngành này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp lớn trong giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, để phát triển ngành thủy sản theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) và tình hình thực tiễn, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Về tên gọi của Luật, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhất trí tên gọi là Luật Thuỷ sản (sửa đổi) như đề nghị của Chính phủ vì phù hợp với phạm vi điều chỉnh và nội hàm của dự án Luật.

Về đối tượng áp dụng, Ủy ban đề nghị ban soạn thảo tiếp tục xem xét, nghiên cứu để bổ sung nội dung về khai thác ngoài vùng biển Việt Nam cho phù hợp. Tuy trong dự thảo Luật đã có riêng Mục 3, Chương IV quy định về nội dung này, nhưng cần được chi tiết hơn. Các quy định cần được xem xét kỹ lưỡng, bảo đảm tính thống nhất và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, cũng như các thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương với các nước liên quan.

Dự thảo Luật có 8 chương 100 điều, về cơ bản giữ nguyên tên chương của Luật Thủy sản năm 2003, nhưng có giảm 2 chương và tăng 38 điều. Bố cục của dự thảo Luật là khá rõ ràng. Tuy nhiên, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị ban soạn thảo cần xem xét để thể hiện có 1 chương riêng về quản lý Nhà nước trong hoạt động thủy sản trên cơ sở tách Điều 7 và quy định rõ hơn về chức năng, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan.

Tại phiên họp, các đại biểu cơ bản đồng tình với nội dung của dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) và cho rằng, trong tình hình khai thác thủy sản có nguy cơ tận diệt như hiện nay thì dự thảo Luật là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, khai thác thủy sản. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thủy sản, đẩy mạnh phát triển thủy sản thành ngành kinh tế theo chuỗi giá trị.



Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) bày tỏ không đồng tình với việc thành lập kiểm ngư ở cấp tỉnh
Nhiều tranh luận về việc lập lực lượng kiểm ngư cấp tỉnh

Trong buổi thảo luận sáng nay, một trong những nội dung được các đại biểu tập trung cho ý kiến về dự thảo Luật này là chế định về lực lượng kiểm ngư.

Đồng tình về việc cần thiết thành lập lực lượng kiểm ngư ở cấp tỉnh, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) phân tích, Chiến lược biển Việt Nam xác định, mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Muốn phát triển kinh tế biển thì biển phải mạnh. Do đó, việc khai thác tiềm năng biển, trong đó có nuôi trồng, khai thác thủy sản phải gắn với an ninh quốc phòng, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia trên biển.

Đại biểu Thủy chỉ rõ, thời gian qua, lực lượng kiểm ngư trên biển khá thưa thớt, trong khi lực lượng thanh tra chuyên ngành hoạt động chưa hiệu quả vì thiếu kinh phí, giới hạn về quyền hạn, phương tiện hoạt động còn cũ kỹ, lạc hậu…

Nếu có lực lượng kiểm ngư thường xuyên nâng cao kiểm soát sẽ góp phần nâng cao cảnh giác và cùng với các lực lượng chấp pháp khác cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ ngư dân phòng tránh bão, bảo vệ an an ninh trên biển.

Trên cơ sở đó, bà Thủy cho rằng, cần thành lập kiểm ngư ở các tỉnh có biển và một số tỉnh biên giới có sông lớn chảy qua, có nguồn lợi thuỷ sản phong phú để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản kết hợp với bảo vệ an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng thành lập ồ ạt các chi cục kiểm ngư cấp tỉnh đầu tư mua sắm trang thiết bị nhưng không đủ năng lực, không đủ kinh phí, gây lãng phí, bà Thủy đề nghị Chính phủ phân cấp cho UBND cấp tỉnh chỉ thành lập kiểm ngư cấp tỉnh theo phương án không tăng biên chế theo Nghị quyết 39; thành lập theo lộ trình, chỉ thành lập khi đã đủ điều kiện và thực sự cần thiết. Đồng thời, đã thành lập thì địa phương phải bảo đảm điều kiện cho lực lượng kiểm ngư hoạt động.

Ở góc nhìn khác, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) ủng hộ việc quy định lực lượng kiểm ngư Trung ương và quy định kiểm ngư tại 28 tỉnh ven biển.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Phúc, một trong những vấn đề mà cử tri rất bức xúc đó là việc sử dụng ngư cụ để khai thác thủy sản mang tính tận diệt đang ngày càng gia tăng, do vậy, cần thiết có lực lượng thực thi pháp luật đủ mạnh như kiểm ngư để bảo vệ nguồn lơi thủy sản một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, để bảo đảm được sự thống nhất trong quản lý, huy động lực lượng tham gia chủ quyền, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ ngư dân trên biển được thực hiện đồng bộ, kịp thời và hiệu quả, thì lực lượng kiểm ngư này sẽ được chuyển đổi từ lực lượng thanh tra chuyên ngành về thủy sản.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) lại bày tỏ không đồng tình với việc thành lập kiểm ngư ở cấp tỉnh. Theo ông Cương, khái niệm “kiểm ngư” trong dự thảo Luật không rõ, không có sự kế thừa quy định của Nghị định số 102/2012/NĐ-CP ngày 29/11/2012 về tổ chức và hoạt động của kiểm ngư. Lực lượng kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, thậm chí được giao một số hoạt động liên quan đến tố tụng ban đầu và thực hiện thanh tra chuyên ngành trên vùng biển về thủy sản.

Điều mà ông Cương băn khoăn là nếu thành lập lượng kiểm ngư ở cấp tỉnh sẽ có thể làm tăng biên chế. Bởi lẽ, trước đây, chúng ta có cơ quan kiểm ngư Trung ương và cấp vùng. Sau khi có Nghị định 102, một số tỉnh đã thành lập lực lượng này.

“Trong tình hình chủ trương về tinh giản biên chế đang được đặt ra như hiện nay thì không nên để Luật Thủy sản (sửa đổi) hợp lý hóa lực lượng này”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nhấn mạnh.
62

Thí điểm phương pháp làm giảm nguy cơ nhiễm HIV tới 92%

 01:07 14/06/2017

Một loại thuốc kháng HIV có thể sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm HIV lên tới 92% vừa được đưa vào thí điểm điều trị dự phòng lây nhiễm HIV dành cho những đối tượng nguy cơ cao.
53

Nhìn nhận rõ thực trạng, quyết tâm bảo đảm an toàn nợ công

 00:58 12/06/2017

Nguy cơ nợ công sát trần 65% GDP vào năm 2016 đã được Quốc hội, Chính phủ khắc phục nhờ một loạt giải pháp cơ cấu lại nợ công thời gian qua. Tuy nhiên, Chính phủ cần nhiều giải pháp đồng bộ, căn cơ hơn nữa bằng các quy định mới tại Luật Quản lý nợ công sửa đổi đang trình Quốc hội thảo luận.
19

Internet vạn vật có thể gây rủi ro với hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia

 23:22 11/06/2017

Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo cho rằng Internet vạn vật có những nguy cơ nhất định, thậm chí có thể gây rủi ro với các hệ thống thông tin quan trọng của quốc gia. Vì vậy, thách thức đặt ra cho công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng sẽ ngày càng khó khăn và phức tạp.
45

Việt Nam chia sẻ quan điểm bảo đảm an ninh thông tin

 02:01 26/05/2017

Trước hàng loạt vấn đề toàn cầu ngày càng nghiệm trọng mà một quốc gia không thể giải quyết được, đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ của cộng đồng quốc tế, đòi hỏi các quốc gia phải cùng nỗ lực và gắn kết với nhau ứng phó với nguy cơ chiến tranh thông tin, bảo đảm an ninh thông tin thế giới, phòng chống tội phạm mạng.
43

Quốc tế tăng cường an ninh chống khủng bố

 01:59 26/05/2017

Trước mối đe dọa nguy cơ khủng bố, các tổ chức quốc tế và nhiều nước đã tăng cường biện pháp an ninh nhằm ngăn ngừa, loại trừ chủ nghĩa khủng bố và các tổ chức khủng bố.
84

Quốc tế tăng cường an ninh chống khủng bố

 04:45 25/05/2017

Trước mối đe dọa nguy cơ khủng bố, các tổ chức quốc tế và nhiều nước đã tăng cường biện pháp an ninh nhằm ngăn ngừa, loại trừ chủ nghĩa khủng bố và các tổ chức khủng bố.
80

Anh: Nâng mức cảnh báo khủng bố sau vụ tấn công ở Manchester

 04:42 25/05/2017

Giới chức Anh đã nâng mức độ nguy cơ khủng bố lên mức “nguy cấp”  - mức cảnh báo cao nhất - sau vụ tấn công xảy ra ở Manchester Arena.

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi