30

Tạo điều kiện hoạt động thuận lợi, an toàn cho các doanh nghiệp tuyến đầu

 00:10 10/08/2021

TP HCM cần triển khai các giải pháp linh hoạt, tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) chế biến lương thực, thực phẩm, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ, bảo đảm an toàn, đáp ứng nhu cầu đời sống hằng ngày của người dân.
26

Tạo điều kiện hoạt động thuận lợi, an toàn cho các DN tuyến đầu

 05:02 06/08/2021

 TPHCM cần triển khai các giải pháp linh hoạt, tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) chế biến lương thực, thực phẩm, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ, bảo đảm an toàn, đáp ứng nhu cầu đời sống hằng ngày của người dân.
VietinBank tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó do COVID-19

VietinBank tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó do COVID-19

 07:56 02/08/2021

Trong nửa đầu năm, VietinBank đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kinh doanh chủ động, linh hoạt theo các chủ điểm chiến lược trong kế hoạch kinh doanh trung hạn, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Các hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng đạt kết quả đáng ghi nhận.
Mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận hệ thống giáo dục mở

Mọi người dân đều có cơ hội tiếp cận hệ thống giáo dục mở

 03:05 02/08/2021

 Theo Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 1373/QĐ-TTg ngày 30/7/2021 thì mọi người dân đều có cơ hội, bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực.
19

Ứng phó với đại dịch trong tình hình mới, phải quyết liệt, linh hoạt, mạnh mẽ hơn

 05:22 29/07/2021

Công tác chống dịch của nước ta luôn được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm, chỉ đạo rất mạnh mẽ. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, sự chỉ đạo càng quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa bởi tình hình diễn biến dịch ngày càng phức tạp. Do đó Chính phủ cũng đã đưa ra những chính sách phù hợp, linh hoạt, mạnh mẽ theo hướng đổi mới, sáng tạo.
23

Cần chủ động, linh hoạt, sáng tạo để xác định nhiệm vụ ưu tiên, thực hiện bằng được mục tiêu kép

 00:02 28/06/2021

Làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, để thực hiện bằng được mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, các địa phương phải hết sức chủ động, linh hoạt, sáng tạo, tùy tình hình từng nơi, từng lúc để ưu tiên chống dịch hoặc ưu tiên sản xuất, hoặc thực hiện đồng thời, đồng bộ cả hai nhiệm vụ này, bảo đảm phù hợp, tối ưu nhất.
21

Nhiều giải pháp sáng tạo để phát triển BHXH tự nguyện

 02:22 22/06/2021

Để chính sách BHXH tự nguyện đến gần với người dân cần có nhiều giải pháp linh hoạt, phù hợp với từng địa bàn, phân tích từng nhóm đối tượng cụ thể và huy động được sự vào cuộc của chính quyền địa phương.
5

Nhiều giải pháp sáng tạo để phát triển BHXH tự nguyện

 23:12 20/06/2021

Để chính sách BHXH tự nguyện đến gần với người dân cần có nhiều giải pháp linh hoạt, phù hợp với từng địa bàn, phân tích từng nhóm đối tượng cụ thể và huy động được sự vào cuộc của chính quyền địa phương.
4

Giảm khó khăn cho doanh nghiệp: Chính sách triển khai cần linh hoạt, đúng thời điểm

 02:42 27/05/2021

Liên tiếp chịu các tác động của dịch Covid-19, khả năng chống chọi, chịu đựng của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất mong manh. Vì vậy, việc triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ cũng như các thủ tục hành chính cần phải thay đổi linh hoạt, phù hợp với thực tế hơn.
Xu hướng công nghệ máy chủ và lưu trữ cho doanh nghiệp hoạt động dựa trên dữ liệu

Xu hướng công nghệ máy chủ và lưu trữ cho doanh nghiệp hoạt động dựa trên dữ liệu

 04:04 28/04/2021

Sự phát triển của AI, Big Data và giá trị của dữ liệu đã thúc đẩy tạo ra những giá trị mới, giúp doanh nghiệp hoạt đông nhanh hơn, linh hoạt hơn, hiệu quả hơn. Giờ đây, vị thế của các doanh nghiệp hoạt động dựa trên dữ liệu đã thay đổi, trở thành người dẫn đầu thị trường. Trong đó, các xu hướng như: Điện toán hiệu năng cao, Công nghệ container hay Lưu trữ thông minh... đang là lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp.
16

Giảm áp lực lên lãi suất huy động và cho vay

 23:21 22/04/2021

Từ đầu từ năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ để bảo đảm thanh khoản thông suốt cho hệ thống, ổn định thị trường tiền tệ, tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào cho tổ chức tín dụng, qua đó giảm áp lực lên lãi suất huy động và cho vay. 
4

Đánh giá cao nỗ lực, thành tích ấn tượng đạt được của Chính phủ trong nhiệm kỳ 2016-2021

 22:49 02/03/2021

 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao nỗ lực, trách nhiệm và những kết quả tích cực, thành tích ấn tượng đã đạt được của Chính phủ trong nhiệm kỳ 2016-2021. Chính phủ đã không ngừng đổi mới, linh hoạt, sáng tạo, sâu sát trong chỉ đạo, điều hành, cải cách mạnh mẽ và quyết liệt, đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra tại các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, góp phần quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
OECD khuyến nghị tiếp tục tăng chi tiêu chính phủ

OECD khuyến nghị tiếp tục tăng chi tiêu chính phủ

 23:38 12/01/2021

 OECD cho rằng các chính phủ phải cần tiếp tục chi tiêu để hỗ trợ nền kinh tế ứng phó với cuộc khủng hoảng chưa từng có hiện nay, ngay cả khi phải linh hoạt hơn trong việc quản lý ngân sách quốc gia.
38

Những điểm nhấn trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ

 02:57 29/12/2020

 Quán triệt phương châm “Xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân”, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, tích cực đổi mới, cải cách mạnh mẽ và linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt trong điều hành, vừa thực hiện hiệu quả các mục tiêu trọng tâm, vừa xử lý kịp thời những vấn đề đột xuất, phát sinh.
29

'Bổ sung thêm động lực cho Chính phủ Việt Nam'

 03:00 23/12/2020

“Sự tin tưởng và chia sẻ của cộng đồng doanh nghiệp đã bổ sung thêm động lực để Chính phủ Việt Nam quyết tâm và điều hành linh hoạt để thực hiện hiệu quả các mục tiêu đã đề ra”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
38

Nhiều chính sách tài khoá hỗ trợ DN bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 phục hồi

 03:25 21/12/2020

Do tác động của dịch COVID-19 ảnh hưởng toàn diện đến các DN người dân. Trong bối cảnh đó, bên cạnh thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách, Bộ Tài chính đã triển khai các chính sách thuế linh hoạt, hỗ trợ DN và người dân phục hồi sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ. 
15

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ 5 “từ khóa” với cộng đồng Start-up

 23:15 26/11/2020

Từ những bài học kinh nghiệm trong phòng chống dịch bệnh COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đề cập đến 5 “từ khóa” mà cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo (Start-up) cần chú ý: Sẵn sàng, thiết thực, cộng đồng, thích ứng linh hoạt và tự tin.
13

Đề xuất bổ sung các nhà máy điện động cơ đốt trong

 23:44 08/10/2020

Ngày 7/10/2020, tại Hà Nội, Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam và Tập đoàn Wartsila Energy tổ chức Lễ công bố báo cáo "Sự cần thiết của các nhà máy điện động cơ đốt trong linh hoạt (ICE) và các ứng dụng trong hệ thống điện tương lai của Việt Nam".
17

PVN: Điểm sáng trong ‘khủng hoảng kép’

 04:33 08/10/2020

Với sự chủ động, linh hoạt trong việc ứng phó với “khủng hoảng kép”, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) tiếp tục có được kết quả sản xuất, kinh doanh khả quan, đóng góp tích cực cho nền kinh tế đất nước.
34

Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ hài hòa với chính sách tài khóa phục hồi kinh tế

 01:04 23/09/2020

9 tháng đầu năm 2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) một cách chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) thông suốt, tín dụng tăng 4,81% so với cuối năm 2019.
Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ
Tại buổi họp báo công bố “Kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng 9 tháng đầu năm 2020, định hướng những tháng cuối năm 2020” tổ chức sáng ngày 22/9/2020, ông Phạm Chí Quang - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) – cho biết, trong 9 tháng năm 2020, NHNN đã điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ CSTT để ổn định thị trường. Thanh khoản của hệ thống TCTD thông suốt. Đến ngày 15/9/2020, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 7,58% so với cuối năm 2019.

tiep tuc dieu hanh chinh sach tien te hai hoa voi chinh sach tai khoa phuc hoi kinh te
Trong khi đó, với lãi suất cho vay, trong bối cảnh dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp, NHNN đã liên tiếp điều chỉnh giảm 02 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1-1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản cho TCTD, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN; giảm 0,6-0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, hiện ở mức 5,0%/năm, để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân.

Về điều hành tỷ giá, từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù một số giai đoạn chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và biến động trên thị trường quốc tế, thị trường ngoại tệ duy trì ổn định, tỷ giá USD/VND diễn biến linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường, cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ. Thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời; NHNN tiếp tục mua ngoại tệ bổ sung Dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Liên quan đến hoạt động tín dụng, ông Nguyễn Tuấn Anh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) – thông tin: Bám sát diễn biến dịch Covid-19, NHNN kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đảm bảo chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng khôi phục nhanh chóng sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, NHNN luôn coi trọng cải cách hành chính đảm bảo nguyên tắc trung tâm là tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm (thời gian, chi phí) cho người dân và doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn tín dụng, dịch vụ ngân hàng.

Mặc dù nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống TCTD dồi dào, sẵn sàng cung cấp đủ, kịp thời tín dụng cho nền kinh tế, nhưng do cầu tín dụng còn rất yếu trước tác động của dịch Covid-19 nên tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ 2019, đến ngày 16/9/2020, tín dụng tăng 4,81% so với cuối năm 2019.

Đối với tình hình nợ xấu, ông Trần Đăng Phi - Phó chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng (NHNN) - cho biết: Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tiếp tục được duy trì ở mức dưới 2%. Bên cạnh đó, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2020, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được khoảng 1.113,7 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó 7 tháng đầu năm 2020, tổng nợ xấu được xử lý là khoảng 63,7 nghìn tỷ đồng.

Đặc biệt, từ khi Nghị quyết 42 ra đời đã hỗ trợ TCTD xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao hơn, tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 được xử lý từ 15/8/2017 đến 31/5/2020 đạt trung bình khoảng 7,15 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn 3,63 nghìn tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tháng từ năm 2012 - 2017 của hệ thống các TCTD trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (trung bình khoảng 3,52 nghìn tỷ đồng/tháng) không bao gồm nợ xấu xử lý bằng sử dụng dự phòng rủi ro và xử lý bằng hình thức bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt.

Bên cạnh đó, NHNN là một trong những bộ, ngành sớm vào cuộc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khi sớm ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ khách hàng vay vốn, ban hành Thông tư 05/2020/TT- NHNN ngày 07/5/2020 tái cấp vốn Ngân hàng Chính sách xã hội cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc. Đồng thời, chỉ đạo TCTD đơn giản thủ tục, điều kiện cho vay, tiết giảm tối đa chi phí… để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay; đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế.

tiep tuc dieu hanh chinh sach tien te hai hoa voi chinh sach tai khoa phuc hoi kinh te
Bà Nguyễn Thị Hồng – Phó Thống đốc NHNN - phát biểu tại buổi họp báo
Điều chỉnh chính sách hỗ trợ hạ lãi suất cho vay
Trên cơ sở mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước, 3 tháng cuối năm 2020, NHNN sẽ tiếp tục điều hành CSTT chủ động, linh hoạt phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát; duy trì ổn định vĩ mô, thị trường, hỗ trợ phục hồi nhanh kinh tế. Theo đó, điều hành nghiệp vụ thị trường mở, điều tiết thanh khoản của TCTD hợp lý để ổn định thị trường

Bên cạnh đó, điều hành công cụ tái cấp vốn linh hoạt, phù hợp với diễn biến vĩ mô, tiền tệ, nhu cầu vốn của TCTD và chủ trương của Chính phủ hỗ trợ nền kinh tế trước tác động của dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, sẽ điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; đảm bảo ổn định thị trường, tỷ giá, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và củng cố Dự trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi.

Bà Nguyễn Thị Hồng – Phó Thống đốc NHNN – cho biết, NHNN rất muốn giảm lãi suất cho vay, nên trong điều hành luôn điều tiết thanh khoản, tạo thuận lợi cho TCTD có nguồn để cung cấp tín dụng, hạn chế phải tăng lãi suất huy động trên thị trường lấy vốn cho vay.

Trường hợp cần thiết tái cấp vốn với lãi suất hợp lý, chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí để làm sao có nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho vay với lãi suất ưu đãi với doanh nghiệp và người dân.

“Về điều hành lãi suất, ngân hàng trung ương các nước trên thế giới trong thời gian đại dịch Covid-19 có 185 lượt giảm lãi suất. Đối với NHNN, tổng kết có 4 lượt giảm lãi suất điều hành từ cuối năm 2019 đến nay. Chúng tôi sẽ theo dõi sát sức khoẻ có hệ thống và mức độ thanh khoản ở thời điểm khác nhau để quyết định điều chỉnh lãi suất”- bà Nguyễn Thị Hồng khẳng định.

Ngoài ra, NHNN sẽ chỉ đạo TCTD tiếp tục triệt để tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay tiếp sức cho nền kinh tế, đơn giản hóa quy trình thủ tục nội bộ, tạo điều kiện cho khách hàng vay mới nhưng không hạ chuẩn cho vay, đảm bảo chất lượng, an toàn tín dụng, duy trì hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách cấp tín dụng nhằm hỗ trợ các đối tượng chịu tác động của dịch Covid-19 và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tín dụng tiêu dùng và cho vay bằng ngoại tệ...

“Từ nay đến cuối năm, nếu các ngân hàng có đề nghị điều chỉnh tăng trưởng tín dụng, NHNN sẽ xem xét cho phép nới tỷ lệ tăng trưởng tùy từng ngân hàng nhưng mở rộng tín dụng phải đi đôi với đảm bảo an toàn, hiệu quả”- bà Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi