7

Ba chia sẻ của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam với sinh viên Trà Vinh

 23:09 25/06/2017

Nói chuyện với các sinh viên Đại học Trà Vinh, nhân chuyến công tác mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh muốn đất nước phát triển nhanh, bền vững thì phải tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ. Và điều này được quyết định bởi việc đào tạo ra những con người giỏi thực sự, có đam mê, khát vọng lập nghiệp, cống hiến.
73

Ngành điện ứng dụng KHCN trong dịch vụ khách hàng

 05:13 22/06/2017

 Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng của ngành điện đã tạo ra bước tiến mới góp phần không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ với mục tiêu mang lại sự thuận lợi nhất cho khách hàng sử dụng điện.
1

Việt Nam – Hoa Kỳ hợp tác phát triển đô thị thông minh

 23:55 21/06/2017

Chiều ngày 21/6/2017, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo Hợp tác phát triển về đô thị thông minh do Bộ TT&TT Việt Nam,  Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Cơ quan phát triển thương mại Hoa Kỳ (USTDA) phối hợp tổ chức. Tham dự Hội thảo có đại diện các Cục, Vụ chức năng liên quan của Bộ TT&TT, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, đại diện các tỉnh thành, một số công ty công nghệ của Hoa Kỳ và Việt Nam. 
24

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi)

 23:52 20/06/2017

Các đại biểu cơ bản đồng tình với nội dung của dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) và cho rằng, trong tình hình khai thác thủy sản có nguy cơ tận diệt như hiện nay thì dự thảo Luật là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, khai thác thủy sản.

Dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, khai thác thủy sản. Ảnh minh họa Sáng 20/6, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi).
Theo Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Luật Thủy sản được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004.

Sau 13 năm thực hiện, Luật Thủy sản năm 2003 đã góp phần tạo hành lang pháp lý tương đối thuận lợi cho các hoạt động thủy sản, nâng cao nhận thức của ngư dân trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về thủy sản, góp phần khai thác tiềm năng của nước ta trong hoạt động thủy sản và góp phần đưa ngành này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp lớn trong giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, để phát triển ngành thủy sản theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ dự án Luật Thủy sản (sửa đổi) và tình hình thực tiễn, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Về tên gọi của Luật, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhất trí tên gọi là Luật Thuỷ sản (sửa đổi) như đề nghị của Chính phủ vì phù hợp với phạm vi điều chỉnh và nội hàm của dự án Luật.

Về đối tượng áp dụng, Ủy ban đề nghị ban soạn thảo tiếp tục xem xét, nghiên cứu để bổ sung nội dung về khai thác ngoài vùng biển Việt Nam cho phù hợp. Tuy trong dự thảo Luật đã có riêng Mục 3, Chương IV quy định về nội dung này, nhưng cần được chi tiết hơn. Các quy định cần được xem xét kỹ lưỡng, bảo đảm tính thống nhất và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, cũng như các thỏa thuận hợp tác song phương, đa phương với các nước liên quan.

Dự thảo Luật có 8 chương 100 điều, về cơ bản giữ nguyên tên chương của Luật Thủy sản năm 2003, nhưng có giảm 2 chương và tăng 38 điều. Bố cục của dự thảo Luật là khá rõ ràng. Tuy nhiên, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị ban soạn thảo cần xem xét để thể hiện có 1 chương riêng về quản lý Nhà nước trong hoạt động thủy sản trên cơ sở tách Điều 7 và quy định rõ hơn về chức năng, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan.

Tại phiên họp, các đại biểu cơ bản đồng tình với nội dung của dự thảo Luật Thủy sản (sửa đổi) và cho rằng, trong tình hình khai thác thủy sản có nguy cơ tận diệt như hiện nay thì dự thảo Luật là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng, khai thác thủy sản. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi và môi trường kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thủy sản, đẩy mạnh phát triển thủy sản thành ngành kinh tế theo chuỗi giá trị.



Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) bày tỏ không đồng tình với việc thành lập kiểm ngư ở cấp tỉnh
Nhiều tranh luận về việc lập lực lượng kiểm ngư cấp tỉnh

Trong buổi thảo luận sáng nay, một trong những nội dung được các đại biểu tập trung cho ý kiến về dự thảo Luật này là chế định về lực lượng kiểm ngư.

Đồng tình về việc cần thiết thành lập lực lượng kiểm ngư ở cấp tỉnh, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) phân tích, Chiến lược biển Việt Nam xác định, mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Muốn phát triển kinh tế biển thì biển phải mạnh. Do đó, việc khai thác tiềm năng biển, trong đó có nuôi trồng, khai thác thủy sản phải gắn với an ninh quốc phòng, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia trên biển.

Đại biểu Thủy chỉ rõ, thời gian qua, lực lượng kiểm ngư trên biển khá thưa thớt, trong khi lực lượng thanh tra chuyên ngành hoạt động chưa hiệu quả vì thiếu kinh phí, giới hạn về quyền hạn, phương tiện hoạt động còn cũ kỹ, lạc hậu…

Nếu có lực lượng kiểm ngư thường xuyên nâng cao kiểm soát sẽ góp phần nâng cao cảnh giác và cùng với các lực lượng chấp pháp khác cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ ngư dân phòng tránh bão, bảo vệ an an ninh trên biển.

Trên cơ sở đó, bà Thủy cho rằng, cần thành lập kiểm ngư ở các tỉnh có biển và một số tỉnh biên giới có sông lớn chảy qua, có nguồn lợi thuỷ sản phong phú để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản kết hợp với bảo vệ an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng thành lập ồ ạt các chi cục kiểm ngư cấp tỉnh đầu tư mua sắm trang thiết bị nhưng không đủ năng lực, không đủ kinh phí, gây lãng phí, bà Thủy đề nghị Chính phủ phân cấp cho UBND cấp tỉnh chỉ thành lập kiểm ngư cấp tỉnh theo phương án không tăng biên chế theo Nghị quyết 39; thành lập theo lộ trình, chỉ thành lập khi đã đủ điều kiện và thực sự cần thiết. Đồng thời, đã thành lập thì địa phương phải bảo đảm điều kiện cho lực lượng kiểm ngư hoạt động.

Ở góc nhìn khác, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) ủng hộ việc quy định lực lượng kiểm ngư Trung ương và quy định kiểm ngư tại 28 tỉnh ven biển.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Phúc, một trong những vấn đề mà cử tri rất bức xúc đó là việc sử dụng ngư cụ để khai thác thủy sản mang tính tận diệt đang ngày càng gia tăng, do vậy, cần thiết có lực lượng thực thi pháp luật đủ mạnh như kiểm ngư để bảo vệ nguồn lơi thủy sản một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, để bảo đảm được sự thống nhất trong quản lý, huy động lực lượng tham gia chủ quyền, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ ngư dân trên biển được thực hiện đồng bộ, kịp thời và hiệu quả, thì lực lượng kiểm ngư này sẽ được chuyển đổi từ lực lượng thanh tra chuyên ngành về thủy sản.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) lại bày tỏ không đồng tình với việc thành lập kiểm ngư ở cấp tỉnh. Theo ông Cương, khái niệm “kiểm ngư” trong dự thảo Luật không rõ, không có sự kế thừa quy định của Nghị định số 102/2012/NĐ-CP ngày 29/11/2012 về tổ chức và hoạt động của kiểm ngư. Lực lượng kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, thậm chí được giao một số hoạt động liên quan đến tố tụng ban đầu và thực hiện thanh tra chuyên ngành trên vùng biển về thủy sản.

Điều mà ông Cương băn khoăn là nếu thành lập lượng kiểm ngư ở cấp tỉnh sẽ có thể làm tăng biên chế. Bởi lẽ, trước đây, chúng ta có cơ quan kiểm ngư Trung ương và cấp vùng. Sau khi có Nghị định 102, một số tỉnh đã thành lập lực lượng này.

“Trong tình hình chủ trương về tinh giản biên chế đang được đặt ra như hiện nay thì không nên để Luật Thủy sản (sửa đổi) hợp lý hóa lực lượng này”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nhấn mạnh.
57

Trao giải cuộc thi nhóm cải tiến năng suất chất lượng

 04:02 20/06/2017

Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và Viện Năng suất Việt Nam tổ chức cuộc thi nhóm cải tiến năng suất chất lượng và tìm được 5 nhóm xuất sắc nhất để trao giải.
56

Tăng cường kết nối các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài

 04:01 20/06/2017

Kết nối hiệu quả với các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đóng góp quan trọng cho sự phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam, tiếp cận với những thành tựu, công nghệ tiên tiến trên thế giới.
11

Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách năm 2015

 23:28 19/06/2017

Chiều ngày 19/6, Quốc hội họp phiên toàn thể, cho ý kiến và thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015 và Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi, Luật Du lịch sửa đổi.
28

Tăng cường kết nối các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài

 01:20 19/06/2017

Kết nối hiệu quả với các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đóng góp quan trọng cho sự phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam, tiếp cận với những thành tựu, công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Tăng cường điện toán đám mây để thu hẹp ‘khoảng cách số’

Tăng cường điện toán đám mây để thu hẹp ‘khoảng cách số’

 01:05 14/06/2017

Lần đầu tiên Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam phối hợp với Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) tổ chức hội nghị điện toán đám mây (ĐTĐM) tại Việt Nam.
Việt Nam cần sẵn sàng cho xu hướng phát triển 5G

Việt Nam cần sẵn sàng cho xu hướng phát triển 5G

 02:31 12/06/2017

Công nghệ 5G phát triển sẽ mang tới nhiều ứng dụng thiết thực, tạo nên kết nối thống nhất và định hình lại một loạt các ngành công nghiệp. Việt Nam đã có sự chuẩn bị về mặt chính sách cho xu hướng phát triển 5G, IoT (Internet vạn vật)  và cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Nhiều kỳ vọng vào Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi)

Nhiều kỳ vọng vào Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi)

 02:29 12/06/2017

 Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ hoàn thiện môi trường pháp lý, thúc đẩy hoạt động chuyển giao, đổi mới công nghệ (CN), thương mại hóa và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ (KHCN) hiện đại, lành mạnh hóa thị trường CN và môi trường kinh doanh.
20

Hội thảo quốc tế về quản lý tần số đối với vô tuyến băng rộng và kết nối vạn vật

 23:30 11/06/2017

Sáng ngày 8/6/2017, tại Hà Nội, Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội thảo quốc tế "Quản lý tần số đối với vô tuyến băng rộng và kết nối vạn vật (IoT)". Tới dự hội thảo có Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn; nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực; Phó Chủ tịch Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam Nguyễn Hồng Vũ cùng đại diện các đơn vị thuộc Bộ TT&TT, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ; các doanh nghiệp viễn thông trong nước và quốc tế, các cơ quan quản lý tần số các nước Pháp, Lào...
16

Thủ tướng tọa đàm với các doanh nghiệp CNTT Nhật Bản

 23:53 05/06/2017

 Sáng 6/6, tại thủ đô Tokyo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ, tọa đàm với đại diện 60 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) Nhật Bản.
33

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi)

 23:13 04/06/2017

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, sáng 2/6, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi).
28

Nhà nước vẫn đặt hàng với công ty tư nhân

 23:08 04/06/2017

Làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ về đổi mới cơ chế với các đơn vị nghiên cứu KHCN,  Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh tinh thần không được phân biệt đối xử với các đơn vị công lập hay dân lập, "nhà nước vẫn đặt hàng dịch vụ đối với các công ty cổ phần, tư nhân”.
16

Hội nghị Ban chỉ đạo CĐ Công nghiệp Toàn cầu (IndustriALL) trong lĩnh vực điện, điện tử và CNTT

 22:53 04/06/2017

Từ ngày 22 - 23/5/2017, Hội nghị Ban Chỉ đạo CĐ Công nghiệp Toàn cầu (IndustriALL) trong lĩnh vực Điện, Điện tử và Công nghệ thông tin (CNTT) đã được tổ chức tại Bogor, Indonexia.
1

Chính sách có hiệu lực từ tháng 6 năm 2017

 22:28 04/06/2017

Đấu giá 89.500 tấn đường nhập khẩu năm 2017; Quy định mới về nhãn hàng hóa; Cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam; Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển... là những chính sách bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6 năm 2017.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn tặng quà cho Bệnh viện Nhi Trung ương

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn tặng quà cho Bệnh viện Nhi Trung ương

 00:22 01/06/2017

Trong không khí vui tươi của cả nước chào mừng ngày Tết thiếu nhi và Tháng hàng động vì trẻ em, chiều ngày 31/5/2017, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ TT&TT đến thăm, trao Giấy phép hoạt động “Tạp chí nghiên cứu và thực hành Nhi khoa”, trao tặng Hệ thống phần mềm hỗ trợ đào tạo trực tuyến nhi khoa tiền lâm sàng dựa trên nền công nghệ thực tế ảo và tặng 100 phần quà cho bệnh nhi khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
40

Công nghệ cảnh báo sớm nạn đói

 00:50 31/05/2017

Các nhà nghiên cứu quốc tế vừa triển khai công nghệ mới nhằm hỗ trợ cho công cuộc đẩy lùi nạn đói và suy dinh dưỡng tại các nước khu vực Nam sa mạc Sahara ở châu Phi.
39

Phát động giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2017

 00:49 31/05/2017

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2017 nhằm tiếp tục tìm kiếm, phát hiện và tôn vinh các tài năng trong các lĩnh vực như: CNTT, khoa học công nghệ, y dược, môi trường và khuyến tài.

Gian hàng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi